Bí quyết chống thấm tường nhà

Nguyên nhân dẫn đến tường nhà bị thấm:

Đa số vật liệu xây dựng và hoàn thiện (bê tông, gạch ốp lát, ngói...) đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt và những khe nứt do chịu tác động của môi trường và quá trình thi công, sử dụng. Từ những "lỗ kim" ấy, dưới sự thay đổi của thời tiết sẽ có thể là khởi đầu của tình trạng thấm dột sau này. Vì vậy, cần lưu ý thêm một vài quan niệm trong sử dụng và thiết kế từ lúc định hình ý tưởng cơ bản của ngôi nhà.

Trong xử lý chống thấm, có khoảng 50% liên quan đến đường ống cấp thoát nước. Chất lượng ống, quy cách thi công, xử lý mối nối... đều có thể sai sót gây thấm khó lường. Thậm chí, đường ống thoát nước ngưng tụ của máy lạnh dù chỉ là một đoạn ống D21 nhỏ xíu mà không tính toán từ đầu cũng gây thấm tường hoặc sàn rất khó chịu.

Biện pháp khắc phục:

Lời khuyên của mọi nhà thầu chuyên nghiệp là: Hãy ưu tiên cho việc chống thấm & thậm chí có kế hoạch chống thấm tường ngay từ khi công trình còn trên bản vẽ. Bởi đây là cách “phòng bệnh” hiệu quả nhất, tránh công trình bị hư hao, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà và sức khoẻ của những người trong gia đình.

a, Xử lý kỹ bề mặt chống thấm

  • Xử lý tường là yêu cầu bắt buộc khi sơn nội, ngoại thất và chống thấm. Để đạt hiệu quả tốt nhất phải đảm bảo cho bề mặt tường sạch, khô với độ ẩm 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter. Lưu ý không thi công khi trời mưa hoặc trong môi trường ẩm ướt. Nếu bề mặt tường có các vết nứt nhỏ, cần thi công 3 lớp. Các khe nứt lớn, cần đục rộng hình chữ V, làm sạch bụi và trét lại bằng hỗn hợp theo tỉ lệ 5 cát, 3 xi măng, 0.8 chất chống thấm trước khi thi công. 

b, Lựa chọn chất chống thấm tối ưu 

  • Bí quyết thứ ba, quan trọng nhất cho một lớp “bảo vệ” chuyên nghiệp chính là chất chống thấm. Chất chống thấm là hợp chất được cấu tạo bởi các liên kết hoá học, tạo thành lớp màng ngăn nước xâm nhập. Các liên kết càng chặt chẽ thì bề mặt càng đanh chắc và càng che phủ hiệu quả các lỗ li ti. Tiên tiến nhất trong lĩnh vực chống thấm hiện nay, phải kể đến công nghệ Hydroshiled của Dulux Weathershield. Với công nghệ này, các hợp chất hoá học được tối ưu hoá tạo nên liên kết bền vững. Dễ dàng nhìn thấy rằng bề mặt chất chống thấm trở nên đanh chắc, không bị xốp và hoàn toàn không có lỗ li ti. 

c, các biện pháp truyền thống

  • Các bề mặt tường tiếp xúc với hướng khí hậu khắc nghiệt nên dùng biện pháp che chắn, giảm bức xạ như tạo mảng cây xanh leo có kết hợp vòi phun nước giúp cho bề mặt tường không bị co ngót đột ngột do thay đổi nhiệt độ.
  • Cần lưu ý mái bằng thực chất là một mái dốc có độ dốc nhỏ chứ không phẳng ngang như mặt bàn. Do đó phải tính toán phân thủy hợp lý với các khoảng đánh dốc không quá dài, bố trí nhiều rãnh và lỗ thu nước. Hạn chế các chướng ngại vật làm cản hướng thoát nước trên mái như cột trang trí, bồn hoa... Nhiều "khổ chủ" đã đúc kết rằng nếu đã làm mái bằng thì phải thường xuyên sử dụng mái bằng ấy, ví dụ như làm chỗ tập thể dục, trồng cây cảnh... Nếu không, thà lợp mái ngói hoặc tôn lên trên mái bằng còn hơn để trống, vừa đỡ phải chống thấm, vừa có thể chống nóng, giảm bụi.
  • Nhiều nhà biệt thự hiện nay ưa dùng cách không làm seno chạy quanh mái nữa mà bố trí mái ngói thoát nước trực tiếp xa xung quanh sân vườn kiểu "giọt tranh hàng hiên" truyền thống. Tất nhiên, cách thoát nước này phải tính toán để không đưa nước sang nhà bên cạnh hoặc nước tạt theo gió vào nhà.

Chúc các bạn thành công trong việc phòng chống thấm tường nhà nhé.

Tin tức & Sự kiện khác

Tin tức & Sự kiện

Hỗ trợ trực tuyến

  • Kinh doanh

    0978.69.6565

  • HOTLINE

    0918 036 467

  • Tư vấn kỹ thuật

    0981 878 278

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 3
  • Trong ngày: 783
  • Hôm qua: 462
  • Tổng truy cập: 1588849